Kết luận tại hội nghị 9 tháng đầu năm,íthưBìnhThuậnTôibứcxúckhidânbịlàmkhótrongthủtụcđấtđhạch bạch huyết ông Dương Văn An, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận cho rằng, mặc dù bức tranh kinh tế của tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, xong kết quả đạt được 9 tháng đầu năm cho thấy sự nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị. Một số ngành có sự bứt phá mạnh như du lịch, dịch vụ, đầu tư... góp phần thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà, nâng cao đời sống của người dân trong bối cảnh khó khăn chung.
'Doanh nghiệp sẵn sàng nộp tiền nhưng chúng ta lại chậm trễ'
Ông Dương Văn An cho rằng để giải phóng nguồn lực trong những tháng cuối năm, cần tập trung tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục hành chính; đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công như đường 719B, dự án bờ sông Cà Ty và các dự án khác của TP.Phan Thiết...
"Vướng mắc nhất hiện nay là việc tính tiền sử dụng đất cho các dự án. Với cách làm như hiện nay thì khó có thể kịp tiến độ, đặc biệt là ở các dự án Khu công nghiệp Sơn Mỹ 1, Sơn Mỹ 2 và Tân Đức. Doanh nghiệp sẵn sàng tiền để nộp vào ngân sách nhưng chúng ta lại chậm trễ trong tính tiền thuê đất cho doanh nghiệp", ông An chia sẻ.
Đối với các dự án chậm trễ, thậm chí kéo dài nhiều năm nay nhưng vẫn không có tiến triển gì thì tỉnh sẽ xử lý thế nào? Trả lời câu hỏi này, Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận Dương Văn An cho biết sẽ yêu cầu Ban Cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo lãnh đạo UBND tỉnh thực hiện các thủ tục thu hồi, hoặc chấm dứt hoạt động của dự án. "Tất nhiên sau thu hồi cũng là việc quan trọng, tức là phải có giải pháp quản lý đất đai thật tốt, tránh để tình trạng lấn chiếm, tái lấn chiếm như thời gian qua", ông An nhấn mạnh.
Bắt dân đập bỏ nhà đã xây mới cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Nói về những thủ tục rườm rà, bất hợp lý, gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp, ông Dương Văn An cho biết đã yêu cầu Ban Cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát lại tất cả các văn bản của tỉnh hiện nay theo hướng cái nào lỗi thời, không còn phù hợp thì thay đổi hoặc bãi bỏ.
"Những cái nào lỗi thời, không cần thiết thì loại bỏ, sao cho giảm thiểu các thủ tục hành chính rườm rà, tránh những bức xúc của người dân và doanh nghiệp", ông An khẳng định.
Ông An dẫn chứng hiện có một số trường hợp người dân có đầy đủ các điều kiện được chuyển đổi nhưng do trên đất ấy có một ngôi nhà người dân xây dựng không phép, đã ở từ lâu. Nay Văn phòng Đăng ký đất đai yêu cầu phải đập bỏ ngôi nhà đã xây trái phép, tức là trả lại hiện trạng lô đất ban đầu mới cho chuyển đổi sang đất thổ cư. Có hộ dân do chờ quá lâu không được chuyển đổi nên đã đập bỏ ngôi nhà đã ở từ nhiều năm nay.
"Sau khi phát hiện có các hộ dân khác bị y như tình trạng trên, tức phải đập bỏ ngôi nhà đang ở mới cho chuyển thổ cư, tôi rất bức xúc và đã chỉ đạo phải điều chỉnh, không bắt dân phải đập nhà như vậy vì rất vô lý", ông An nói.
Ông An cho rằng, tỉnh đang thiếu hệ thống văn bản liên quan xử lý xây nhà trái phép trên đất trồng cây lâu năm, vi phạm trong xây dựng, không rõ ràng nên người dân chịu cảnh khổ cực, bức xúc như kể trên.
Chưa hết, ông An cho biết có tình trạng người dân ở huyện bị làm khó khi xin chuyển đất trồng cây nông nghiệp sang đất ở nông thôn.
"Một hộ dân xin chuyển sang đất thổ cư 100 m2trong khu đất vườn. Khi cán bộ đi thực tế đo vẽ tọa độ lô đất thổ cư sát với mặt đường thì chủ hộ xin vẽ tọa độ lô thổ cư vào sâu bên trong, cách mặt đường vài mét, phòng sau này mở rộng đường sẽ phải giải tỏa. Nhưng cán bộ địa chính đo vẽ nhất định không chịu, vì cho rằng đất ở là phải có đường nên cứ vẽ lô thổ cư sát đường mặc dù đất của chủ nhà này rất rộng, khiến gia đình rất bức xúc. Cái này tôi còn bức xúc chứ nói gì người dân", ông An kể.
Ông An cho rằng "cán bộ như vậy thì không thể chấp nhận được". Và theo quy định của Đảng, một trong 27 biểu hiện về suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống có một điều là: Quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở, thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân.
"Thử nghĩ, nếu những người dân trong trường hợp trên là cha mẹ, anh chị em ruột gia đình những cán bộ đó thì họ có bức xúc không, có phản ứng không?", Bí thư Bình Thuận Dương Văn An bức xúc đặt câu hỏi.
Trong 9 tháng đầu năm 2023, Bình Thuận thu ngân sách gần 7.600 tỉ đồng, đạt 75,8% dự toán năm. Tuy nhiên, thu nội địa chỉ đạt 6.748 tỉ đồng, giảm 13,1% so với năm 2022. Giải ngân vốn đầu tư công đạt 2.628 tỉ đồng, chỉ đạt 54,3% kế hoạch.
Trong 9 tháng đầu năm, Bình Thuận đã chấp thuận chủ trương đầu tư 30 dự án với nguồn vốn 33.618 tỉ đồng và đã có 10 dự án đi vào hoạt động. Tuy nhiên, có 432 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh, tăng 26,3% so cùng kỳ năm 2022.